7 lý do khiến cân nặng tăng, giảm thất thường
Sự chênh lệch 1-2 kg trong thời gian ngắn có thể do cơ thể tích nước, cặn bã tích tụ chưa kịp đào thải hoặc đến từ sự dao động nội tiết tố trước và sau kỳ kinh nguyệt.
1. Uống nhiều nước
Trọng lượng cơ thể buổi chiều thay đổi so với buổi sáng thường có nguyên nhân từ việc uống nước. Lượng nước bạn nạp vào cơ thể trong ngày cũng làm cân nặng dao động, tuy nhiên đây là điều hoàn toàn bình thường. Nước nạp vào cơ thể sẽ được đào thải dần dần ra bên ngoài thông qua trao đổi chất, việc này cũng giúp ích cho tiêu hóa, làm tăng cảm giác no, hạn chế đói.
2. Thừa natri
Thói quen ăn nhiều đồ có vị đậm đà, nhiều muối, chế biến sẵn sẽ dẫn đến thừa natri, kéo theo tình trạng phù nề, tích nước, khiến cơ thể nặng nề, tăng cân. Để hạn chế phù nề do thừa natri, bạn nên tiết chế gia vị trong nấu ăn, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kali để cân bằng lượng natri trong cơ thể.
3. Ăn quá nhiều tinh bột tinh chế
Khi lượng carb, nhất là carb tinh chế nạp vào cơ thể quá cao, cũng sẽ gây tích trữ nước, bởi cơ thể cần nhiều nước hơn để lưu trữ đường trong carbohydrate. Vì vậy, cần kiểm soát liều lượng carb nạp vào cơ thể ở mức vừa phải. Carb tốt trong các loại rau củ, ngũ cốc... chứa nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết thấp nên cũng hạn chế được phần nào tình trạng trữ nước.
4. Kinh nguyệt
Phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ có sự dao động nội tiết tố, kéo theo tình trạng đầy hơi, giữ nước. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong vài ngày. Sau 3-4 ngày, cơ thể sẽ dần trở lại bình thường.
5. Mồ hôi, nước tiểu
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, cơ thể có xu hướng ra nhiều mồ hôi hoặc đi tiểu nhiều hơn dẫn đến mất nước, có thể kéo theo việc sụt cân.
Việc bài tiết mồ hôi sau khi tập luyện, vận động cường độ cao cũng có thể làm cân nặng dao động.
Việc bài tiết mồ hôi sau khi tập luyện, vận động cường độ cao cũng có thể làm cân nặng dao động.
6. Khó tiêu
Khi tích tụ nhiều cặn bã, chất thải trong đường ruột, trọng lượng cơ thể cũng sẽ tăng. Để tăng cường việc đào thải, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều món giàu chất xơ, bổ sung lợi khuẩn và cố gắng thiết lập đồng hồ sinh học cho việc đại tiện.
7. Stress
Khi hormone căng thẳng tăng cao, cơ thể sẽ tích trữ nhiều nước hơn nên cân nặng cũng dao động. Căng thẳng kéo dài còn làm cơ thể có xu hướng tích mỡ nhiều hơn, lâu ngày có thể dẫn đến béo phì.
Theo ngoisao.vnexpress.net
Các bài viết của ROLIE VIỆT NAM chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y tế. Các bạn chịu trách nhiệm về sức khoẻ của mình. Sức khoẻ có trong tay bạn, hãy lựa chọn thông minh.
Chúc các bạn sức khoẻ!