Giỏ hàng

Bắp cải, rau ăn và thuốc phòng chống xơ vữa động mạch

Mùa rét, nước ta có nhiều loại rau ăn quý: su hào, bắp cải, súp lơ, rau cần, rau cải các loại như cải sen, cải củ, cải cúc, cải xoong, cải thìa,…. Trong các loại rau kể trên, bắp cải được các bà nội trợ dùng phổ biến vì chế biến được nhiều món ăn: xào, nấu canh, luộc hcaams nước mắm trứng, muối dưa, nấu súp với su hào, cà rốt, khoai tây, thịt… Đây là một loại rau ngon, có nhiều chất dinh dưỡng.
 

 

 

Về thành phần hóa học: trong 100g bắp cải có 90 g nước; 2,8g protid; 5,4g glucid; 1,6g xenluloza, nhiều muối khoáng (48mg% canxi, 31mg% phốt pho, 1.1mg% sắt…) và giàu vitamin, nhất là vitamin C (30mg%).
 

Vitamin C trong bắp cải là một loại vitamin thiên nhiên rất quý, đã kết hợp sẵn với vitamin P  thành phức hợp C (C complex trong rau quả) nên có giá trị sinh học cao hơn các viên thuốc vitamin C rất nhiều. Nên nhớ vitamin P còn được gọi là yếu tố thẩm thấu mao mạch, có tác dụng làm bền mao mạch, giúp vitamin C khỏi bị oxy hóa và làm thành mạch vững bền nên ngừa được chứng bầm da, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, chảy máu cam trong những ngày thời tiết hanh khô. Thiếu vitamin này mao mạch dễ bị vỡ, dễ bị xuất huyết… Vitamin P có nhiều trong bắp cải và kết hợp với vitamin C, vì trong thiên nhiên, hai vitamin này thường kết hợp với nhau.
 

Điều đáng quý hơn nữa là trong bắp cải tươi có chứa vitamin U, một loại vitamin có tác dụng chữa viêm loét dạ dày -  tá tràng (cũng do tác dụng này người ta đặt tên nó là vitamin U – do chữ đầu của từ Uicèra, có nghĩa là “loét”). Loại vitamin này được người ta tìm thấy ở nước ép bắp cải tươi, do đó những người loét dạ dày – tá tràng hoặc viêm dạ dày, viêm ruột, dùng nước này rất tốt.
 

Như vậy, bắp cải không chỉ là một loại rau ngon, dễ chế biến, có rất nhiều chất dinh dưỡng, mà còn là một vị thuốc tốt. Cho đến nay, bắp cải được coi như vị thuốc có thể phòng và chữa một số bệnh, chủ yếu là:
 

 

  • Hạn chế xơ vữa động mạch và sỏi mật: do bắp cải có nhiều vitamin C kết hợp với vitamin P nên có tác dụng làm bền vững thành mạch. Ngoài ra, chất xenluloza của bắp cải kết hợp với cholesterol và các axit mật, hạn chế những chất này qua ruột vào máu nên có tác dụng đề phòng các bệnh xơ vữa động mạch và sỏi mật.
  • Chữa loét dạ dày, tá tràng: do bắp cải tươi có chứa nhiều vitamin U, và có thể làm tăng sức đề kháng của niêm mạc dạ dày và ruột, bình thường hóa các quá trình chuyển hóa, làm vết loét mau lành.
  • Ngoài ra, hiện nay bắp cải còn được coi là một trong những thức ăn phòng chống béo phì: do trong bắp cải có một chất rất giá trị, đó là acid tactronic, có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucid thành lipid, từ đó hạn chế quá trình tích lũy mỡ và không bị thừa cân – béo phì.
Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia