Dứa có tính nóng hay mát và một vài lưu ý khi ăn dứa
1. Tác dụng của dứa đối với sức khỏe
Dứa không chỉ là loại quả thơm ngon hấp dẫn mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trước khi tìm hiểu dứa có tính nóng hay mát, chúng ta hãy cùng khám phá những tác dụng tích cực của loại quả này đối với cơ thể.
1.1. Cải thiện hệ miễn dịch
Trong quả dứa chứa hàm lượng lớn vitamin C cùng một số thành phần dinh dưỡng khác có tác dụng rất tốt đối với hệ miễn dịch. Vitamin C kích thích hoạt động của bạch cầu, nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể và làm chậm quá trình lão hoá. Bổ sung dứa hợp lý sẽ thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn.
Dứa giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể
1.2. Hỗ trợ giảm cân
Không chỉ nâng cao sức khoẻ, dứa hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Trong quả dứa có hàm lượng calo thấp (50kcal/100g), nhiều nước giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế lượng calo nạp vào. Ngoài ra, dứa chứa hàm lượng chất xơ dồi dào làm chậm quá trình tiêu hóa, ổn định đường huyết, tránh tích mỡ. Với tác dụng tuyệt vời này không ít chị em đã bổ sung dứa trong thực đơn giảm cân của mình.
Thành phần vitamin, khoáng chất trong dứa còn đem lại hiệu quả rất tốt cho việc ngăn ngừa lão hoá, cho bạn làn da sáng mịn. Bạn có thể sử dụng dứa để làm nước ép hoặc chế biến một số món ăn từ dứa.
Dứa có tác dụng rất tốt trong giảm cân
1.3. Dứa giúp cải thiện thị giác
Dứa chứa Vitamin A và beta-carotene (tiền chất vitamin A). Đây dưỡng chất quan trọng giúp bảo vệ đôi mắt, duy trì thị lực sáng khỏe và phòng ngừa các bệnh về mắt như quáng gà.
1.4. Hỗ trợ tiêu hoá khi ăn dứa
Thành phần chất xơ trong dứa là yếu tố góp phần hỗ trợ tiêu hoá diễn ra thuận lợi hơn bằng cách kích thích nhu động ruột, từ đó ngăn táo bón. Đặc biệt, với những người có tuyến tụy bị suy yếu thì bổ sung dứa đúng cách sẽ kích thích việc sản xuất enzym cho hệ tiêu hoá.
1.5. Dứa giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư
Dứa không chỉ là loại quả thơm ngon mà còn có tác dụng trong việc phòng ngừa một số loại ung thư. Dứa bổ sung các chất chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe tốt, ức chế quá trình hình thành gốc tự do.
Dứa giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư
1.6. Dứa hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp
Ngoài các tác dụng kể trên, dứa còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm khớp. Thành phần enzyme bromelain trong dứa có tác dụng chống viêm, giảm đau. Những người bị đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp có thể ăn dứa để cải thiện tình hình theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Giải đáp thắc mắc: Dứa có tính nóng hay mát?
Như đã đề cập ở trên, dứa là loại quả chứa nhiều dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dứa có tính nóng hay mát lại là một trong những băn khoăn của rất nhiều người.
Thực tế, dứa là loại quả có tính bình, nhiều chất xơ và giàu vitamin C đem lại hiệu quả làm mát và đẹp da rất tốt. Nhưng việc ăn dứa quá nhiều có thể gây ra cảm giác nóng trong, nhiệt miệng do tính axit cũng như sự xuất hiện của một số enzyme trong dứa gây nên. Ngoài ra, hàm lượng đường trong dứa chín cao, khi chuyển hóa sẽ sinh nhiệt gây ra cảm giác nóng trong. Do đó, bạn nên ăn dứa một cách hợp lý, tránh việc ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Dứa có tính nóng hay mát là câu hỏi của nhiều người
3. Có nên ăn nhiều dứa hay không?
Dứa là một loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng xấu đối với cơ thể. Thành phần Bromelain trong dứa nếu dư thừa có thể gây nên tình trạng dị ứng, phát ban mẩn đỏ khắp cơ thể. Nghiêm trọng hơn rất dễ dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy.
Bên cạnh đó, dứa chỉ tốt khi đã chín. Việc ăn dứa xanh có thể ảnh hưởng tới cổ họng và hệ tiêu hoá. Như vậy, dù là một loại quả thơm ngon, nhiều dưỡng chất nhưng bạn chỉ nên ăn dứa với lượng hợp lý. Một tuần chỉ nên bổ sung tối đa 2 quả.
4. Lưu ý quan trọng khi ăn dứa
Bên cạnh ăn dứa với lượng hợp lý, mọi người nên lưu ý một số yếu tố quan trọng như sau:
- Người mắc bệnh tiểu đường hay cao huyết áp nên hạn chế ăn dứa.
- Những đối tượng đang mắc viêm da cơ địa và dạ dày không nên ăn dứa
- Tránh ăn dứa xanh vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đau dạ dày, không tốt cho sức khỏe.
- Chỉ nên ăn dứa khi no, tránh ăn dứa khi đói vì tính axit của dứa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
- Trước khi ăn dứa cần rửa sạch, cắt bỏ hết vỏ và mắt dứa.
- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn dứa vì loại quả này có thể gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi.
Bạn cần nắm một số lưu ý quan trọng khi ăn dứa
Nguồn : medlatec