Điểm danh các thực phẩm chứa nhiều kali
08.11.21
/
/
bình luận
Kali đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Đây là chất mà cơ thể không tự sản sinh cần trau dồi qua chế độ dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng. Việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng giàu kali rất cần thiết đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
I. Vai trò của kali với sức khỏe con người
Kali là khoáng chất với tỷ lệ chiếm nhiều thứ ba trong cơ thể. Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lỏng. Chúng đóng vai trò điều chỉnh các cơn co của cơ bắp. Một số dấu hiệu khi cơ thể thiếu kali: Mệt mỏi, tay chân chuột rút, trầm cảm...
Bổ sung kali mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và ngăn ngừa một số các bệnh mãn tính, điều hòa huyết áp ổn định... Kali giúp các thành mạch máu thư giãn hoặc nới lỏng, hạn chế được sự căng cứng quá mức dẫn đến huyết áp cao. Bổ sung kali không chỉ giữ huyết áp ổn định, mà còn rất tốt cho tim mạch.
Ngoài ra kali trung gian nối liền hoạt động giữa não và toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Chúng tác động tới xung thần kinh và có tác dụng điều chỉnh co thắt cơ bắp, nhịp tim, phản xạ và nhiều chức năng quan trọng khác.
II. Nguồn thực phẩm chứa nhiều kali
1. Trái cây và rau xanh
Chuối có lẽ là thực phẩm quen thuộc và đứng đầu trong danh sách rau củ quả chứa nhiều kali. Ngoài chuối ra còn có rất nhiều rau xanh, hoa quả khác:
- Trái cây tươi: Cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi;
- Trái cây sấy khô: Mận khô, nho khô và chà là;
- Nước ép trái cây: Cam, cà chua, dưa hấu, mận, nước dừa, quả mơ và bưởi;
- Rau: Rau lá xanh, măng tây, rau chân vịt và bông cải xanh luộc;
- Củ quả: Dưa leo tươi và khoai tây, khoai lang, cà tím, nấm, củ cải, củ dền, bí ngô chế biến
2. Các sản phẩm từ sữa
Sản phẩm từ sữa chứa nhiều kali phải kể đến sữa chua và sữa tươi. Mỗi hộp sữa chua thông thường có 573 mg kali, cung cấp khoảng 12% nhu cầu kali hàng ngày, mà còn có tới 50% lượng canxi cơ thể cần. Nên lựa chọn loại sữa ít chất béo hoặc không có chất béo để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
3. Hãy chọn lựa cá
Cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, cá hồi đều là các loại cá có nhiều kali. Nếu thời gian hạn hẹp chế biến thì cá hồi đóng hộp cũng là một gợi ý hay cho những người bị thiếu kali trong cơ thể. Món ăn này rất dễ chế biến, giàu omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch và đặc biệt là cung cấp cho cơ thể khoảng 10% kali cho cơ thể.
5. Đậu và hạt
Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, protein cao mà các loại hạt, đậu còn chứa lượng kali lớn. Đặc biệt phải kể đến đậu ngự, đậu cúc, đậu nành, đậu đen, đậu lăng và đậu Hà Lan.
6. Một số sản phẩm khác
Các loại thực phẩm khác giàu kali bao gồm:
Mật đường (molasses);
Các loại hạt, quả hạch;
Thịt súc vật và gia cầm;
Gạo lứt và gạo dại;
Cám ngũ cốc;
Bánh mì ngũ cốc nguyên cám;
Mì ống Pasta kèm nước sốt cà chua.
Chất làm mặn thay thế cho muối ăn thông thường NaCl (đọc thêm thông tin trên nhãn bao bì để kiểm tra nồng độ kali.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên bổ sung kali thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên hơn là sử dụng thuốc. Bởi vậy nên tìm hiểu các thực phẩm giàu kali để đa dạng món ăn và bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày.
Nguồn: Vinmec và một số nguồn khác.