Giỏ hàng

Phối hợp đạm thực vật và đạm động vật trong chế độ ăn hàng ngày

thuc-an-chua-dam-thuc-vạt

Khoa học đã chứng minh, trong cả đạm động vật và thực vật đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Chính vì thế, sự kết hợp hài hòa thức ăn chứa đạm thực vật và động vật có ý nghĩa rất quan trọng, hạn chế tối đa việc sinh ra các vấn đề bất lợi cho cơ thể và nâng cao vai trò của chất đạm đối với phát triển thể chất.

1. Vai trò của chất đạm

Chất đạm hay còn được gọi là protein bao gồm 2 loại là đạm từ thực vật và đạm động vật, là thành phần quan trọng của cơ thể sống. Cùng với các thành phần khác, protein tham gia vào quá trình hình thành các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Đặc biệt, một số protein quan trọng còn có vai trò tham gia vào các thành phần các nội tiết tố, men, kháng thể và các hợp chất khác.

Giá trị dinh dưỡng của chất đạm từ thực vật hay động vật được quyết định bởi mối liên quan về chất lượng và số lượng của các axit amin khác nhau trong cấu trúc chất đạm đó. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, chất đạm được cung cấp từ thực phẩm sẽ được phân giải thành các axit amin. Các axit amin này sẽ được hấp thụ từ ruột vào máu rồi tới các tổ chức trong cơ thể, tại đây nó được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể. Trên thực tế, một số axit amin được gọi là axit amin cần thiết vì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển nếu thiếu nó. Các axit amin này không chỉ được tổng hợp bên trong cơ thể mà còn được cung cấp đầy đủ qua thức ăn.

  • Các axit amin cần thiết: Bao gồm loxin, valin, isoloxin... Acginin và hitidin cũng là những axit amin cần thiết đối với trẻ em, chúng không chỉ giới hạn ở sự tham gia vào tổng hợp đạm trong cơ thể mà mỗi axit amin cần hoàn thành nhiều nhiệm vụ phức tạp và quan trọng khác nhau ở tuyến nội tiết như: tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, đặc biệt, một số axit amin còn có liên quan đến quá trình tạo máu.
  • Các axit amin không cần thiết: Các axit amin này chiếm một tỷ lệ quan trọng trong thành phần thức ăn. Cơ thể chúng ta có thể tổng hợp được các axit amin này nhưng quá trình tổng hợp bên trong lại chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cơ thể, do đó cần phải đưa vào cơ thể các axit amin trong thành phần protein thực vật và động vật một cách hợp lý nhất.

2. Tại sao phải kết hợp giữa đạm thực vật và đạm động vật trong bữa ăn?

thuc-an-chua-dam-thuc-vạt-1
Tại sao phải kết hợp giữa đạm thực vật và đạm động vật trong bữa ăn?

Trong cả thức ăn chứa đạm thực vật (có trong các loại ngũ cốc, đậu đỗ, khoai củ...) hay thức ăn chứa đạm động vật (có nhiều trong cá, trứng, hải sản, thịt...) đều có những ưu và nhược điểm đối với cơ thể. Nếu như đạm từ thực vật có giá trị sinh học kém hơn do chúng bị thiếu một hay nhiều axit amin cần thiết hoặc sự sắp xếp các axit amin không được cân đối thì đạm thực vật lại không ở dưới dạng đơn thuần mà tồn tại dưới dạng liên hợp như nucleoprotid, làm cho quá trình chuyển hóa tạo ra các sản phẩm độc hại cho cơ thể như axit uric, ure, cholesterol, nitrat... là nguyên nhân gây bệnh gout, ung thư, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não gây tử vong cao...

Chính vì những ưu và nhược điểm kể trên nên việc phối hợp đạm từ thực vật và đạm động vật trong chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng và cần thiết, để nâng cao vai trò của chất đạm và hạn chế việc sản sinh ra các yếu tố bất lợi cho sức khỏe.

3. Phối hợp đạm thực vật và đạm động vật như thế nào?

Phối hợp đạm thực vật và đạm động vật trong chế độ ăn hàng ngày
Việc phối hợp protein động vật và protein thực vật trong chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng và phải tùy vào từng đối tượng cụ thể

Việc phối hợp protein động vật và protein thực vật trong chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng và phải tùy vào từng đối tượng cụ thể. Đối với người trưởng thành, tỷ lệ cung cấp năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của các thành phần cần đảm bảo tỷ lệ Protein : Lipid : Glucid (P : L : G) như sau: P : L: G = 14% : 20% : 66%. Còn đối với trẻ em tỷ lệ này nên là: P : L : G = 18% : 25% : 57% .

Ngoài việc phải đảm bảo tương quan các thành phần sinh năng lượng trên từ các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày thì cần phải cân đối với protid nguồn gốc thực vật và protid nguồn gốc động vật. Nếu biết cách phối hợp đạm thực vật và đạm động vật sẽ có một nguồn chất đạm hỗn hợp rất phong phú có giá trị sinh học cao để cung cấp cho cơ thể.

Một số thức ăn chứa đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, lươn, cua và nhuyễn thể... khi kết hợp cùng đạm từ thực vật có trong các loại thực phẩm họ đậu đỗ, rau củ hay khoai... sẽ mang đến giá trị dinh dưỡng rất cao. Ngoài ra, cần phải thay đổi khẩu phần ăn để có được chế độ dinh dưỡng phong phú cho cơ thể, đảm bảo cơ thể phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Người nội trợ thông minh lựa chọn thực phẩm khoa học và hợp lý không chỉ mang đến bữa ăn ngon mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trong các bữa ăn hàng ngày.