Giỏ hàng

Béo phì và bệnh tiểu đường type 2

Béo phì và bệnh đái tháo đường typ2 là hai tình trạng bệnh lý có liên quan mật thiết với nhau và rất nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh. Vì béo phì tăng nguy cơ tiểu đường nên để phòng ngừa bệnh lý này, người bệnh cần chú ý đến vấn đề kiểm soát cân nặng và có một lối sống lành mạnh.

1. Béo phì và tiểu đường

Béo phì và đái tháo đường typ2 là những bệnh lý mạn tính rối loạn chuyển hóa hiện nay rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian rất dài từ đó dẫn đến tử vong trên người bệnh. Bệnh đái tháo do rất nhiều nguyên nhân tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ cao cũng đã được đưa ra nhằm mục đích hạn chế được để phát triển thành bệnh thực sự từ đó sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh. Một trong những yếu tố nguy cơ chủ yếu của đái tháo đường type 2 đó là tình trạngthừa cân, béo phì hiện nay gặp tỷ lệ khá cao. Để nhận biết tình trạng béo phì ở người bệnh thì cần quan tâm đến 2 vấn đề đó làchỉ số BMI vàkích thước của vòng bụng. Trong đó chỉ số BMI là công thức dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao của bệnh nhân, nếu ≥ 23.0 thì sẽ được xếp vào nhóm thừa cân, ngoài ra còn có những phân loại khác về tiền béo phì, béo phì độ I, độ II, độ III, độ IV. Một yếu tố quan trọng khác đó là kích thước vòng bụng hay vòng eo của bệnh nhân theo đơn vị cm. Vì mỡ ở vòng bụng thường gây nguy hiểm nhiều hơn cho cơ thể so với mỡ ở những cơ quan khác trong cơ thể. Nếu kích thước vòng eo > 80cm đối với nữ và > 90cm đối với nam thì được phân loại có nguy cơ cao dễ mắc phải những tình trạng bệnh lý liên quan đến thừa cân béo phì.

                              Béo phì và bệnh tiểu đường - Website chính thức của Omron tại Việt Nam

2. Tại sao béo phì gây bệnh đái tháo đường typ2 ?

Béo phì dẫn đến bệnh đái tháo đường typ2 là một tình trạng bệnh lý rối loạn chyển hóa thường gặp hiện nay, nhất là trong cuộc sống xã hội hiện đại khi người bệnh không kiểm soát tốt chế độ ăn uống, luyện tập của bản thân. Nguyên nhân béo phì tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường có lẽ do với những đối tượng bệnh nhân bị béo phì này, rất dễ mắc phải những bệnh lý liên quan đếnhội chứng chuyển hóa bao gồm béo trung tâm,kháng insulin,rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp hay rối loạn dung nạp đường glucose. Cụ thể khi người bệnh không thường xuyên hoạt động, tình trạng tích lũy mỡ thừa và không đốt được lượng năng lượng dư thừa nạp vào từ thức ăn thì tình trạng đái tháo đường type 2 từ đó cũng gia tăng theo.

Khi người bệnh béo có tình trạng kháng insulin lượng đường được nạp vào cơ thể khá lớn nhưng không đủ insulin để vận chuyển vào máu và theo tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể cũng giảm sút. Hoặc với những thụ thể nếu được insulin kích hoạt cũng khó vào tế bào vì bị tổn thương, vận chuyển glucose cũng giảm so với bình thường. Lúc này chất kháng insulin được sản sinh và lượng đường từ đó lại càng khó đi đến các mô trong cơ thể hơn. Trong giai đoạn đầu của người bị thừa cân, béo phì, mặc dù sự sản xuất insulin vẫn hoạt động bình thường nhưng vì chất kháng insulin vẫn luôn được sinh ra nên làm giảm chức năng của insulin theo thời gian. Vì vậy cơ thể phải làm việc cật lực hơn, tuyến tụy phải hoạt động rất nhiều để sản xuất insulin, theo thời gian dẫn đến suy tuyến tụy và giảm sản xuất insulin dần dần, không đủ để phục vụ cho quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, gây nên bệnh lý đái tháo đường.

Béo phì và bệnh đái tháo đường typ2 có quan hệ rất chặt chẽ với nhau nhất là đối với đái tháo đường type 2. Người bệnh béo phì dẫn đến đái tháo đường typ2 theo thời gian có thể không có biểu hiện trên lâm sàng nên việc kiểm soát hang ngày về chế độ ăn uống, tập luyện và kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết để phát hiện kịp thời bệnh lý này.

Nguồn: vinmec.com

Nếu các bạn cần tư vấn thực đơn phù hợp với cơ thể xin vui lòng liên hệ đến fanpage ROLIE Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời: https://www.facebook.com/rolievietnam

Chúc tất cả các bạn sức khoẻ, bình an, hạnh phúc !