Giỏ hàng

Dinh dưỡng trong bệnh đái tháo đường

✨Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá, có đặc điểm tăng glucose máu mạn tính, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

✨Hiện nay, bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý, 70% trường hợp đái tháo đường tuýp 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bằng tuân thủ lối sống lành mạnh: dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục, ...

✨Lựa chọn thực phẩm:
🥬 Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì đen,... Hạn chế sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh như: khoai lang nướng, bánh mỳ trắng, bột dong, mật ong, bánh kẹo ngọt, ...
🐟 Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hoà: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng...Tránh ăn các thức ăn: thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu dừa hoặc các thức ăn chiên rán kỹ. Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: xào, rán,...
🍏 Nên ăn các loại quả có chỉ số đường huyết thấp và trung bình: ổi, lê, táo, bưởi, cam, chuối, đu đủ,... Hạn chế ăn các loại quả có chỉ số đường huyết cao: vải, nhãn, dưa hấu,... Nên ăn nguyên múi, nguyên miếng, hạn chế ép nước uống.
🥖 Nên ăn nhạt tương đối, < 5g muối/ ngày. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối, mỳ tôm, xúc xích,... Hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống.
🧋🍷 Hạn chế đồ uống có cồn, không uống quá 1-2 đơn vị rượu, 1 đơn vị rượu chứa 10g cồn, tương đương 120ml rượu vang, 300ml bia hoặc 30ml rượu mạnh. Không nên uống nước ngọt, trà sữa,...

Nguồn:spmph.edu.vn

Tất cả những thông tin trên đều mang tính chất tham khảo, nếu có các dấu hiệu về sức khỏe hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra nhé!