Những điều cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này.
1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ hay còn gọi gan thoái hoá mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân. Ở người bình thường lượng mỡ trong gan rất thấp, khoảng 3-5% trọng lượng của gan (trong đó mỡ gồm có phospholipid, cholesteron, trigyceride, axit béo).
Lượng mỡ trong gan tăng lên sẽ có thể dẫn tới xơ gan hay ung thư gan.
Dựa theo khối lượng mỡ trong gan, người ta chia bệnh thành các giai đoạn gan nhiễm mỡ như sau:
Gan nhiễm mỡ độ 1: Đây là tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ, khối lượng mỡ trong gan chiếm từ 5-10%. Người bệnh có thể điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 tại nhà bằng việc ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập thể dục mỗi ngày.
Gan nhiễm mỡ độ 2: Gan nhiễm mỡ độ 2 khi lượng mỡ trong gan chiếm 10-25%. Các triệu chứng gan nhiễm mỡ lúc này vẫn chưa biểu hiện rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện bệnh.
Gan nhiễm mỡ độ 3: Gan nhiễm mỡ độ 3 khi lượng mỡ trong gan lớn hơn 30%. Đây là cấp độ cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ.
2. Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 2
Đối với bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có biểu hiện tập trung ở độ 2. Nếu không phát hiện kịp thời và tiến hành chữa trị thì bệnh sẽ phát triển đến độ 3 và có thể dẫn tới tử vong. Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ cấp độ 2 thường gặp:
- Đau tức hạ sườn bên phải: Đau bụng kèm theo tức vùng hạ sườn phải là triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ, khi đó các dịch có thể tích tụ ở bụng khiến bạn cảm thấy dễ đau bụng
- Mỡ máu cao: Mỡ máu cao thường sẽ đi kèm với tình trạng gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân do gan tự sản xuất cholesterol và đẩy chúng vào máu. Khi dùng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và được chuyển hóa, gan sẽ giải phóng thêm nhiều chất béo trong cơ thể và làm gia tăng cholesterol. Vì vậy mỡ máu và gan nhiễm mỡ có một mối quan hệ đặc biệt với nhau
- Vàng da, vàng mắt: Đây là triệu chứng không quá điển hình. Đây không chỉ là triệu chứng gan nhiễm mỡ mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Do đó nếu xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khỏe của mình.
- Kích thước lá gan to, ấn vào thấy đau: Khi bị nhiễm mỡ, kích thước của gan sẽ to hơn và có thể sờ thấy được.
4. Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2
Gan nhiễm mỡ độ 2 là tình trạng bệnh ở mức trung bình, cần tiến hành khám và điều trị kịp thời vì ranh giới chuyển tiếp giữa độ 2 và độ 3 thường không rõ ràng. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp sẽ dẫn đến xơ gan và nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Việc điều trị gan nhiễm mỡ độ 2 với kết quả tốt nhất thường được dựa trên nguyên nhân gây bệnh, do đó vai trò của người thầy thuốc là vô cùng cần thiết:
Gan nhiễm mỡ do béo phì: người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp những dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày nhưng hạn chế tối đa tích trữ thêm chất béo,kết hợp luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng của bản thân.
Gan nhiễm mỡ do thiếu dinh dưỡng: cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên không nên dung nạp quá nhiều chất béo.
Gan nhiễm mỡ do tiểu đường, viêm gan virus: cần điều trị các bệnh lý này trước, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn các căn bệnh này, do đó chỉ cần điều trị đến mức ổn định.
5. Phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Hạn chế uống rượu bia và các thức uống chứa cồn.
- Người thừa cân, béo phì phải thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để tránh tình trạng tăng cân. Tuy nhiên không phải nhịn ăn hay kiêng cữ quá mức. Nhưng không cần phải nhịn ăn hay kiêng khem thái quá.
- Tăng cường vận động là biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng gan nhiễm mỡ. Cần lựa chọn hình thức vận động phù hợp với bản thân mình.
Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, sàng lọc gan - mật định kỳ là cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, giúp bạn có phác đồ điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.