Giỏ hàng

6 bước để rèn luyện cách đọc sách hiệu quả

Như chúng ta đã tìm hiểu ở bài trước thì đọc sách thì hiệu quả là chúng ta phải biết xác định mục tiêu đọc sách, hiểu được những ý nghĩa sâu xa mà tác giả của cuốn sách gửi gắm, biết áp dụng những gì mình đọc được vào trong cuộc sống thực tiễn. Vì vậy để làm được điều đó thì chúng ta phải thực hiện như thế nào. Hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây, Topcachlam sẽ chia sẽ cho bạn 6 bước để rèn luyện cách đọc sách hiệu quả.

6 bước để rèn luyện cách đọc sách hiệu quả

Bước 1: Xác định mục đích trước khi đọc

Đây là một vấn đề rất quan trọng bởi vì phương pháp đọc sẽ tùy thuộc vào mục đích và do mục đích quyết định. Mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách. Khi bạn đã xác định được mục đích đọc sách nó sẽ giúp bạn tránh được việc đọc tràn lan, vừa tốn thời gian và tốn công sức. Hơn nữa mục đích đọc sách còn giúp bạn có cách đọc hợp lý và phù hợp với nhiệm vụ và thời gian dành cho việc đọc sách.

Bước 2: Tìm hiểu những thông tin cơ bản của cuốn sách

 

Những thông tin cơ bản của cuốn sách là gì. Bạn có thể tìm đọc ở bìa sách, ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết được một số những thông tin như:

  • Đầu đề của cuốn sách
  • Tên của tác giả
  • Tên nhà xuất bản sách
  • Năm suất bản sách
  • Lần xuất bản

Đây là những thông tin cơ bản và bạn cũng không nên xem thường bởi vì nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Bạn thử nghĩ xem sẽ ra sao nếu như bạn vừa đọc xong một cuốn sách nhưng lại không hề biết tên tác giả và tiêu đề của nó. Nếu như vậy thì chắc chắn bạn đã bỏ qua những bước tưởng chừng như vô ích ở trên rồi.

Khi đọc được những thông tin này, nó sẽ giúp bạn khi đi mua sách và tiền sách trong thư viện. Bạn sẽ cung cấp những thông tin về quyển sách cần tìm cho nhân viên và họ sẽ giúp bạn tìm được cuốn sách đó một cách dễ dàng và không mất nhiều thời gian.

Bước 3: Xem mục lục, lời giới thiệu, lời nói đầu của cuốn sách

Mục lục hay phụ lục của cuốn sách sẽ phản ánh bố cục và dàn ý chung của nội dung một cách đơn giản và dễ hiểu. Đôi khi còn nói lên cả tư duy logic của tác giả khi viết cuốn sách này. Bước này sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chung nhất về nội dung và trật tự của cuốn sách đi theo hướng như nào.

Còn lời nói đầu hoặc lời tựa nó sẽ giúp bạn biết được cuốn sách đang đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách thì sẽ phù hợp nhất và từ đó cũng hình thành được một phương pháp đọc sách có hiệu quả.

Qua lời nói đầu hoặc lời tựa, bạn sẽ hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung một cách khái quát các vấn đề cơ bản trước khi được cập nhật và tác dụng của nó. Đôi khi qua lời mở đầu, bạn còn dung nạp được cả những lời khuyên của tác giả vì đó mà nên tìm hiểu và nghiên cứu cuốn sách này như thế nào.

Bước 4: Xem kết luận hoặc tóm tắt ở cuối sách

Mục đích của xem kết luận hoặc tóm tắt ở cuối sách là giúp bạn thấy rõ được nội dung một cách hàm súc và cô động nhất. Những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã được trình bày trong cuốn sách. Đồng thời qua lời kết luận và tóm tắt bạn còn thấy được những vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ và phương hướng phát triển tiếp tục của chúng.

Theo nguyên tắc thì tác giả phải viết kết luận và tóm tắt ở cuối sách. Nhưng hiện nay cũng có một cuốn sách mà tác giả đã bỏ qua thao tác này.

Bước 5: Đọc sách

Đây sẽ là bức cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất để quyết định xem việc đọc sách của bạn có hiệu quả hay không. Trong quá trình đọc sách, nó sẽ được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đọc trước 1 vài đoạn

Sau khi đã có được thông tin và nội dung, mục đích của cuốn sách, bạn sẽ trực tiếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc qua một số đoạn tiêu biểu của cuốn sách, để phát hiện những giá trị và khơi dậy cảm hứng. Nhờ đọc qua một số đoạn như vậy, những nhận định về nội dung của cuốn sách sẽ được dần dần chính xác hóa, tạo điều kiện cho giai đoạn đọc 2.

Giai đoạn 2: Đọc hiểu và đọc đi sâu

Tất nhiên, để có thể hiểu được nội dung của cuốn sách, bạn cần phải đi sâu vào nghiên cứu nó. Bước này đòi hỏi bạn cần phải có kĩ năng đọc để có thể dung nạp được cuốn sách. Kỹ năng đọc phụ thuộc vào mục đích đọc, thể hiện ra bằng cách đọc. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn những cách đọc sách sau đây:

  • Đọc lướt qua: để hiểu sơ và khái quát những nội dung ban đầu trong cuốn sách, đọc lướt qua sẽ giúp bạn nắm được những điều cốt yếu như ý chính, sự việc chính. Cách đọc này sử dụng khi để tìm hiểu một vấn đề nào đó được cần làm rõ thêm, khẳng định thêm hoặc tìm những cách biểu đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định
  • Đọc từng phần: đây là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những nội dung cần thiết
  • Đọc toàn bộ nhưng không suy ngẫm kỹ: cách đọc này sẽ khái quát toàn bộ cuốn sách nhưng không đi sâu vào nội dung cụ thể. Đọc theo cách này, bạn sẽ không bỏ qua trang sách nào nhưng cũng không dừng lại suy nghĩ ấm ở nội dung nào mà chỉ cần biết nó đã được bàn luận ở mức độ nào
  • Đọc hiểu sâu xa cuốn sách: Đây là cách đọc quan trọng, nó sẽ giúp bạn lĩnh hội được đầy đủ nội dung của cuốn sách. Từng nội dung và từng vấn đề sẽ được tìm hiểu cặn kẽ kết hợp cùng với những kinh nghiệm mà bạn đã có để có thể hiểu được sâu xa những vấn đề đã được đề cập

Tùy vào mục đích đọc sách mà chúng ta có thể lựa chọn những cách đọc sách khác nhau sao cho phù hợp với mục đích và có thể đáp ứng được mục tiêu trong quá trình đọc sách.

Như vậy, qua bài viết trên đây bạn đã biết được các bước để rèn luyện đọc sách hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những bước này vào quá trình đọc sách của mình để biến nó thành một thói quen vô cùng ý nghĩa và có thể lĩnh hội được tất cả những kiến thức ở trong sách.

Nguồn: topcachlam