Hành lá có mấy loại, là những loại nào?
1. Hành lá
Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, hành hương, hành ta, hành xanh là loại cây gia vị sống lâu năm, thân trắng, ruột rỗng, phần đầu thuôn nhọn, gốc lá phình to nhưng không phát triển bằng hành tím.
Hành lá thường được nấu chín hoặc ăn sống như một loại rau, vì hành có vị cay ngọt, tính ấm, hương vị thơm dịu nhẹ hơn so với các loại hành khác. Đặc biệt, hành lá còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hành lá có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa một lượng lớn vitamin K, chất xơ, vitamin C, vitamin A và folate giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ tim mạch rất tốt.
2. Phân loại
Hành hoa
Hành hoa (tên gọi khoa học là Allium fistulosum) còn gọi là hành ta, hành hương, hành xanh. Từ tên gọi của nó ta có thể hình dung loại hành này ra hoa màu trắng xanh và mọc thành bụi.
Ngoài việc được dùng như một loại rau hoặc gia vị trong nấu nướng, thì hành hoa còn được trồng như một loại cây cảnh. Bên cạnh đó, hành hoa còn được xem là một phần không thể thiếu trong ẩm thực truyền thống của Nhật Bản.
Hành tây
Là loại cây có nguồn gốc từ Trung Á, hành tây phù hợp với khí hậu ôn đới (tên khoa học Allium cepa). Nếu hành ta có thể dùng cả lá và phần củ, thì hành tây dùng phần củ là chủ yếu.
Hành tây có mùi cay nồng và thường được làm gia vị cho các món ăn thêm thơm ngon. Ngoài ra, hành tây có nhiều công dụng như: chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa quá trình lão hóa,…
Hành tây còn có họ hàng với hành tím – Loại hành thường được phơi hay sấy để làm hành khô.
Hành tăm
Hành tăm còn được gọi là hành trắng, hành tăm, củ nén, nén (tên khoa học là Allium schoenoprasum). Đúng với tên gọi, hành tăm có kích thước nhỏ hơn hành hoa, thân trắng chỉ to bằng ngón út, hình trụ rỗng.
Được sử dụng như một loại gia vị cho món ăn, hành tăm còn được biết đến như một vị thuốc trong Đông Y. Ngoài ra hành tăm được trồng dùng để kiểm soát sâu bệnh cho cây trồng.
Củ kiệu
Củ kiệu là một loại gia vị rất quen thuộc đối với người Việt Nam (tên gọi khoa học Allium chinense). Mặc dù vậy, kiệu đã được sử dụng ở khắp nơi trên thế giới.
Củ kiệu thường được dùng làm kiệu ngâm, muối dưa chua, ăn với thịt mỡ, làm gỏi. Ngoài ra, củ kiệu có tính ấm, giúp làm ấm bụng, lợi tiểu, bồi bổ khí huyết và điều hòa nội tạng.
Tỏi tây
Tỏi tây (tên khoa học Allium ampeloprasum) còn gọi là hành baro, là một loại cây thảo mộc lá dẹp, lá và củ đều có thể ăn được. Theo bằng chứng khảo cổ cho biết, hành ba rô đã được người dân Ai Cập cổ đại dùng để làm thức ăn.
Hiện nay loại hành này được sử dụng phổ biến để trang trí các món ăn hay được thêm vào món ăn để thêm hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Tùy vào mục đích nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn các loại hành khác nhau cho phù hợp với món ăn của mình.
Chúc mọi người thành công
Nguồn: topcachlam