3 nhóm vitamin tốt cho mắt và cách bổ sung
Cuộc sống ngày càng tiên tiến với việc điện tử thay thế con người. Đi kèm với đó là những hẹ lụy biến đổi môi rường, cường độ tia tử ngoại cao trong ánh sáng mặt trời khiến các bệnh về mắt ngày càng phổ biến. Do đó, việc bổ sung vitamin tốt cho mắt hàng ngày là cần thiết để đôi mắt khỏe mạnh hơn, sáng đẹp hơn.
I. Vitamin tốt cho mắt có tác dụng gì?
Những yếu tố tác động này dễ khiến thị lực suy giảm theo thời gian, mắt trở nên yếu hơn và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Khi thị lực giảm đến một mức độ nào đó, người bệnh có thể phải đeo kính liên tục ảnh hưởng đến học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Giảm thị lực hoặc các bệnh về mắt nặng có thể phải phẫu thuật can thiệp với chi phí đắt đỏ và nguy cơ biến chứng cao.
Trong chăm sóc mắt, bổ sung vitamin tốt cho mắt giữ vai trò quan trọng, việc này được khuyến cáo với trẻ nhỏ, người trẻ tuổi khi mắt còn khỏe mạnh. Với người mắc bệnh lý về mắt hoặc mắt yếu thì càng cần chú ý bổ sung vitamin, dưỡng chất tốt cho mắt hơn.
II. Các loại vitamin tốt cho mắt nhất
Chủ động bổ sung các loại vitamin tốt cho mắt sau giúp chúng ta ngăn ngừa chủ động các bệnh liên quan đến thị lực và mắt từ sớm.
1. Vitamin nhóm B
Có tổng cộng 8 loại vitamin khác nhau được xếp vào nhóm B, chúng có vai trò quan trọng trong các phản ứng hóa học, chuyển hóa và hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Với mắt, vitamin B cũng có vai trò quan trọng trong bảo vệ và tăng cường sức khỏe, cụ thể như sau:
a) Vitamin B1
Vitamin B1 (Thiamine) thường được khuyến cáo bổ sung với nhiều đối tượng gặp vấn đề về sức khỏe thần kinh và cơ bắp. Với mắt, bổ sung đủ vitamin B1 giúp bảo vệ dây thần kinh mắt, giảm sưng viêm, mỏi mắt. Ở những người mắt phải làm việc với cường độ cao, thiếu hụt vitamin B1 là nguyên nhân dẫn đến mờ mắt, mỏi mắt nhanh chóng.
b) Vitamin B2
Thiếu hụt vitamin B2 liên quan đến sự giảm riboflavin - nguyên nhân khiến mắt dễ mỏi, đỏ mắt và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Bên cạnh đó, vitamin B2 còn hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên, ngăn ngừa tổn thương từ gốc tự do mà cơ thể tạo ra hàng ngày.
c) Vitamin B12
Vitamin B12 (cobalamin) có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, hải sản, động vật. Với mắt, vitamin B12 hỗ trợ quá trình hình thành và bảo vệ tế bào thần kinh mắt, giúp tăng cường thị lực cũng như hỗ trợ chức năng phân biệt màu sắc.
Vitamin B tốt nhưng nếu bổ sung không đúng cách hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến cơ thể giảm hấp thu vitamin B. Đặc biệt là tâm lý lo lắng, căng thẳng, áp lực hoặc bệnh lý tiêu hóa thường làm giảm mức vitamin trong cơ thể. Một số loại vitamin B cơ thể không thể lưu trữ do tan trong nước, nên chỉ có thể bổ sung hàng ngày.
2. Vitamin A
Vitamin A là loại vitamin phổ biến nhất cho mắt hay còn gọi là beta carotene. Khi thiếu hụt vitamin A, mắt thường gặp phải vấn đề như khô tuyến lệ, khô mắt, tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng khi cao tuổi.
3. Lutein và zeaxanthin
Lutein và zeaxanthin là các loại carotenoid võng mạc, xuất hiện ở dạng sắc tố màu đỏ và vàng có trong các loại thực phẩm tự nhiên. Ưu điểm của chúng là chứa lượng chất oxy hóa mạnh lớn, có khả năng trung hòa tốt gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương ở mắt do gốc tự do gây ra. Đây cũng là hai chất có nồng độ cao ở điểm vàng của mắt.
Bổ sung 2 loại vitamin này không chỉ giúp mắt sáng khỏe mà còn giúp chúng ta chủ động phòng ngừa thoái hóa điểm vàng, cản trở sự xâm hại của ánh sáng xanh với mắt.
II. Thực phẩm nào giàu Vitamin tốt cho mắt?
Với người có sức khỏe bình thường, khả năng hấp thu tốt, các chuyên gia luôn khuyên nên bổ sung vitamin tốt cho mắt qua thực phẩm tự nhiên hàng ngày thay vì lạm dụng thực phẩm chức năng. Dưới đây là những thực phẩm tự nhiên giàu vitamin và các dưỡng chất tốt cho mắt nên bổ sung hàng ngày:
Cam, chanh.
Rau xanh.
Cà rốt.
Cải xoăn.
Ớt chuông.
Quả mơ
Quả mận.
Các loại hạt.
Các loại ngũ cốc
Các loại cây họ đậu.
Bơ.
Cá béo như cá thu, cá hồi hay cá cơm.
Hãy tăng cường bổ sung hàng ngày cho bản thân và gia đình để đôi mắt sáng khỏe lâu dài. Nếu cảm thấy thị lực giảm, nhìn mờ, thường xuyên mỏi mắt hay có dấu hiệu bệnh lý ở mắt khác, nên sớm đi khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh ở mắt có thể tiến triển nặng gây mù lòa, hỏng mắt nên không nên chủ quan với bất cứ dấu hiệu bệnh nào.
Nguồn: medlatec.vn và một số nguồn khác