Giỏ hàng

Cung cấp các loại vitamin cho trẻ thừa cân béo phì

Thực trạng hiện nay, béo phì đang ngày một gia tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Khi đó, các bậc phụ huynh nghĩ chỉ cần cắt giảm khẩu phần ăn của con là được. Nhưng thực tế cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì một cách hợp lý, đồng thời bổ sung thêm vitamin để trẻ phát triển khỏe mạnh.

1. Vitamin D

 Đầu tiên cha mẹ cần bổ sung vitamin D có thể thúc đẩy giảm cân ở trẻ em béo phì. Nó cũng có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim và bệnh chuyển hóa trong tương lai ở trẻ em thừa cân. Không cung cấp đủ vitamin D cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì thiếu canxi do vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi.

Bên cạnh bổ sung vitamin D thông qua các chế phẩm thuốc trên thị trường thì các mẹ cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin D như: cá hồi, nấm, trứng, ...

2. Vitamin A

Đóng một vai trò quan trọng đối với thị lực, làn da, hệ thống miễn dịch vitamin A không thể bỏ qua. Trẻ em ăn chế độ giàu vitamin này, đặc biệt là từ các nguồn thực vật đã được chứng minh là sống lâu hơn và ít bệnh tật hơn.

Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể bổ sung vitamin A cho bé thông qua khẩu phần ăn gồm những thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, gan và cà rốt,...

3. Vitamin E

Vitamin E giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại vi trùng và là vitamin tan trong chất béo cần được đánh giá trong bệnh béo phì.

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cần 9 IU vitamin E mỗi ngày

  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: cần 10,5 IU vitamin E mỗi ngày

Một số nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp vitamin E: rau có màu xanh thẫm (cải bó xôi, súp lơ xanh), ngũ cốc, trứng,...

4. Vitamin B12 và folate

Folate và vitamin B12 cùng với nhaugiúp quá trình chuyển hóa năng lượng dễ dàng hơn. Lượng folate cũng cung cấp các nhóm methyl trong chế độ ăn uống cần thiết cho quá trình methyl hóa DNA và biểu hiện gen sau đó, tức là những yếu tố chính đóng góp vào các yếu tố quyết định biểu sinh của nguy cơ tim mạch và béo phì.

Vitamin B12 có sẵn chủ yếu trong thức ăn từ động vật như gan bò, cá, thịt, thịt gia cầm, động vật có vỏ, trứng, sữa và bơ sữa.

5. Các nguyên tố vi lượng

- Sắt đóng vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Trẻ em thừa cân hoặc béo phì là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Hãy cung cấp thực phẩm có bổ sung chất sắt như ngũ cốc, thịt và đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, các nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.

- Kẽm: Trẻ đang trong độ tuổi phát triển cần bổ sung kẽm đầy đủ để xương và cơ được phát triển toàn diện. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm gồm có thịt đỏ, một số hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,...

- Selen: là một đồng yếu tố trong việc điều chỉnh enzyme. Nó cũng giúp duy trì sức khỏe của mô và cơ. Các thực phẩm bổ sung selen cho trẻ như lúa mì, yến mạch, bắp, bắp cải, đậu hà lan, cà rốt, củ cải, pho mai, nấm, cá hồi, thịt gà,...

Nguồn: VInmec và một số nguồn khác.