Đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng cơ thể, kẽm miệt mài sửa chữa, tái tạo các mô và duy trì hệ miễn dịch. Thay vì uống thuốc hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chúng ta có thể bổ sung kẽm bằng cách cải thiện dinh dưỡng mỗi ngày.
I. Những người cần bổ sung kẽm
Kẽm cần thiết với mọi lứa tuổi nhưng với những đối tượng sau cần chú ý bổ sung kẽm nhiều hơn.
- Trẻ lười ăn, chậm lớn.
- Những người ăn không ngon miệng, vị giác bị suy giảm.
- Nam giới bị suy giảm khả năng sinh sản.
- Người ốm yếu, sức đề kháng kém.
- Người lớn tuổi khi thiếu kẽm có thể dẫn tới việc lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn, gây loãng xương và thậm chí là teo cơ.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần chú trọng bổ sung kẽm nhiều hơn, cần ăn nhiều thực phẩm bổ sung kẽm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé. Những người bị rối loạn tiêu hóa và người đang trong lứa tuổi trưởng thành cũng cần chú trọng bổ sung kẽm.
II. Top những loại thực phẩm giàu kẽm
1. Thịt màu đỏ
Thịt là thực phẩm giàu kẽm và dễ tìm, chúng phổ thông nhất trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Hầu hết các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,… đều chứa kẽm. Tuy nhiên, mỗi loại thịt sẽ có hàm lượng khác nhau. Chẳng hạn như 100g thịt bò sẽ cung cấp 4,8mg kẽm. Lượng dưỡng chất này tương ứng với 44% lượng kẽm chúng ta cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.
2. Hải sản có vỏ
Những loại hải sản có vỏ cứng như: ngao, sò, ốc, hến... có lượng kẽm đứng đầu. Ngoài ra, sò hay tôm cũng là các loại thực phẩm bổ sung kẽm cực kỳ hiệu quả.
3. Cây họ đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng,… cũng là một trong những món ăn giàu dưỡng chất, trong đó có kẽm. Ngoài ra, các cây họ đậu cũng chứa lượng protein và chất xơ rất lớn, tốt cho cơ thể. Bạn có thể ăn các loại đậu mầm hoặc đậu lên men để việc bổ sung kẽm hiệu quả hơn.
4. Socola đen
Chắc chắn không thể bỏ qua socola đen trong thực phẩm giàu kẽm. 100g socola đen có thể chứa tới 3,3mg kẽm, tương ứng với 30% lượng kẽm cần thiết của cơ thể. Tuy nhiên, socola đen cũng là loại thực phẩm chứa nhiều calo nên những người đang trong chế độ giảm cân cần lưu ý.
5. Các loại hạt khô
Hạt khô là thực phẩm bổ sung kẽm được nhiều người lựa chọn nhờ tính lành mạnh và giá trị dinh dưỡng lớn. Các loại hạt khô như hạt thông, hạt điều hay hạnh nhân đều là các loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao. Ngoài ra chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
6. Sữa
Các loại thực phẩm từ sữa và chế phẩm từ sữa luôn chứa kẽm an toàn, hiệu quả. Trong đó, sữa và phô mai là hai loại thực phẩm nên tham khảo. So với các loại thực phẩm khác, lượng kẽm trong sữa và phô mai có thể được cơ thể hấp thụ toàn bộ.
7. Trứng
Dù không có hàm lượng kẽm cao như các loại thực phẩm kể trên, nhưng trứng cũng là một trong những loại thực phẩm bổ sung kẽm an toàn, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trứng còn chúa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, trong trứng gà cũng có nhiều vitamin B. Đây cũng là nguồn Choline quan trọng, giúp bổ sung loại dưỡng chất mà hầu hết mọi người đều thiếu.
Nguồn: Melatec và một số nguồn khác