Thời tiết giao mùa những vấn đề về hô hấp tăng đột biến. Bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp cơ thể cũng mệt mỏi, chán ăn, cần được nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng để phục hồi nhanh hơn.
I. Người bị cảm cúm thường mệt mỏi, chán ăn
Người mắc các bệnh cảm cúm thông thường thường có các dấu hiệu sốt, ho, đau họng, nhức đầu, chảy nước mũi. Thông thường những dấu hiệu này kéo dài trong khoảng 3-5 ngày là chấm dứt. Nhưng để lâu sẽ gây ra biếng chứng đáng tiếc: viêm phổi, viêm phế quản... Đặc biệt với trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền liên quan đến hô hấp càng cần cẩn trọng bởi biếng chứng có thể nặng hơn.
II. Dinh dưỡng cho người bị cúm
1. Ăn món dễ tiêu, hợp khẩu vị
Người mắc các bệnh cảm cúm thường mệt mỏi, suy nhược cơ thể nên cảm giác chán ăn, họng đau, khó nuốt, nhạt miệng. Bởi vậy cần lựa chọn những thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, gia vị nhạt và hợp khẩu vị.
Một số các món ăn cho người bị cảm cúm: cháo gà, cháo trứng, cháo hành, súp nóng...
2. Uống nhiều nước
Người mắc bệnh cảm cúm thường dễ bị mất nước khiến người mỏi mệt, không hạ sốt được. Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt nhanh, hạ sốt dễ dàng. Nên uống các loại nước hoa quả giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng: nước cam, nước chanh,...
3. Bổ sung thực phẩm kháng viêm, tăng sức đề kháng
Để hạn chế những biếng chứng do cảm cúm gây ra, cần ăn đủ các chất để tăng sức đề kháng và khỏi bệnh nhanh hơn:
- Rau củ là lựa chọn hàng đầu bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt các loại rau có màu xanh đậm: cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ...
- Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm: thịt bò, thịt lợn, lòng đỏ trứng, cá, tôm... giúp chống khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch
- Một số các gia vị nên dùng: hành, tỏi, gừng, nghệ... giúp người cảm cúm nhanh khỏi bệnh hơn.
4. Không nên ăn các thực phẩm
- Ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ dễ gây buồn nôn, khó tiêu.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường.
- Không uống rượu, bia và các chất kích thích như cafe, đồ uống có gas…
Nguồn: suckhoedoisong