ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG ĐẾN TÌNH TRẠNG VÔ SINH Ở NỮ GIỚI
1. Bệnh tiểu đường và tình trạng vô sinh
Nếu phụ nữ mang thai có Hba1c cao ở giai đoạn đầu thai kỳ thì tỷ lệ phát sinh những bất thường về hình dạng thai nhi sẽ tăng cao. Một cuộc khảo sát toàn quốc về thực trạng trường hợp những phụ nữ mang thai có bất thường chuyển hóa glucose được thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002 đã cho thấy rằng: “Giá trị HbA1c ở thai phụ càng cao thì tỷ lệ phát sinh những bất thường ở thai nhi càng cao”. Vì vậy, nếu một phụ nữ bị tiểu đường muốn mang thai và sinh con thì việc điều trị và kiểm soát bệnh trước khi mang thai là rất quan trọng.
2. Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1
(1) Chậm kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt: Bệnh nhân tiểu đường tuyp 1 khởi phát từ trước 10 tuổi bị chậm kinh nguyệt khoảng 1 năm so với người không bị bệnh tiểu đường và tần suất rối loạn kinh nguyệt tăng khoảng 2 lần (21,6 so với 10,8%).
(2) Kiểm soát đường huyết không tốt và mắc biến chứng tiểu đường: Trong nghiên cứu dịch tễ học từ năm 1969~2004 ở phụ nữ Thụy Điển, đã có báo cáo cho rằng phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bị giảm 20% khả năng sinh sản. Ngược lại cũng có báo cáo cho rằng nếu kiểm soát đường huyết tốt và phòng ngừa được những tổn thương các bộ phận trong cơ thể do bệnh tiểu đường thì có thể cải thiện những rối loạn kinh nguyệt và khả năng sinh sản.
(3) Mãn kinh sớm: Người ta đã chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có nhiều khả năng bị mãn kinh sớm hơn so với người không bị bệnh tiểu đường và cụ thể có báo cáo chỉ ra rằng phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ mãn kinh sớm hơn khoảng 6 năm.
(4) Tự miễn dịch: Có khoảng hơn 40% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bị đồng thời bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Và so với phụ nữ khỏe mạnh, phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có tần suất tự kháng thể đối với buồng trứng cao hơn.
(5) Rối loạn chức năng tuyến sinh dục: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có nhiều khả năng bị rối loạn chức năng tình dục hơn so với người không bị bệnh tiểu đường.
(Đối với mục (4), theo nhóm nghiên cứu của ông Amino, ở bệnh nhân bị cường giáp, nguy cơ vô sinh và sảy thai thường cao).
3. Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Trong bệnh tiểu đường tuyp 2, người ta đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị suy giảm bài tiết insulin và có tính kháng insulin mạnh mẽ sẽ có liên quan đến PCOS, là một yếu tố nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ.
Hội chứng PCOS chiếm 6~7% ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, 28% ở phụ nữ béo phì và 5% ở phụ nữ gầy. Mặt khác, 4~6% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị kháng insulin và 2~6% mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, 50~70% bệnh nhân PCOS và 80~100% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tính kháng insulin. Hơn nữa, nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người bị PCOS được cho là cao gấp 5~10 lần.
Tính kháng insulin trong PCOS là một bệnh lý trung tâm, nếu bệnh nhân có tính kháng insulin, trực tiếp kích thích đến hormone LH (hormone này đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo hệ thống sinh sản có thể hoạt động khỏe mạnh) ảnh hưởng đến sự bài tiết androgen từ buồng trứng, làm giảm hormone giới tính gắn globulin (sex hoemone – binding globulin: SHBG) và dẫn đến sự gia tăng nang trứng, gây tình trạng bất thường kinh nguyệt. Ngoài ra, người ta cũng chỉ ra rằng, tính kháng insulin có ảnh hưởng làm suy giảm chất lượng trứng.
Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản đã đề ra phương châm điều trị PCOS để ngăn ngừa vô sinh vào năm 2009. Trong điều trị PCOS, trước hết bệnh nhân cần giảm cân và duy trì tập luyện khi bị béo phì (BMI> 25kg/m²) và sau đó phương pháp điều trị cụ thể sẽ được phân loại tùy theo nguyện vọng có mong muốn mang thai của người bệnh hay không.
Nguồn: kienthuctieuduong.vnNếu các bạn cần tư vấn thực đơn phù hợp với cơ thể xin vui lòng liên hệ đến fanpage ROLIE Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời: https://www.facebook.com/rolievietnam
Chúc tất cả các bạn sức khoẻ, bình an, hạnh phúc !