Giỏ hàng

Những sai lầm làm gia tăng biến chứng bệnh tiểu đường

Tình trạng đường huyết dao động không ổn định ở người mắc tiểu đường hay đái tháo đường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc kiểm soát đường huyết ổn định, gần mức bình thường là rất quan trọng để giúp người mắc đái tháo đường sống khoẻ mạnh, ngăn ngừa biến chứng. 

Dưới đây là những sai lầm phổ biến ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết mà người bệnh tiểu đường type 2 thường gặp phải:
⛔ Bỏ bữa
Với người mắc bệnh tiểu đường type 2, nếu bỏ bữa sẽ gặp phải một trong 2 tình huống là tăng hoặc hạ đường huyết quá mức. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp tăng đường huyết quá mức: Khi nhịn ăn, cơ thể sẽ buộc phải tìm kiếm một nguồn năng lượng khác thay cho thực phẩm, điển hình đó chính là glucose dự trữ ở gan. Lúc này, gan sẽ giải phóng đường mà không quan tâm đến việc đã có một lượng glucose đáng kể tồn tại trong máu và điều này sẽ dẫn đến tăng đường huyết quá mức.

  • Người bị đái tháo đường có sử dụng thuốc nhưng bỏ bữa có thể gặp phải vấn đề mất cân bằng lượng đường trong máu mà hệ quả dễ thấy nhất là hạ đường huyết quá mức.

  • Trường hợp bỏ bữa thường xuyên, người bệnh dễ rơi vào trạng thái thèm ăn, ăn nhiều hơn vào các bữa sau khiến cân nặng tăng vọt không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.
    ⛔ Kiểm tra đường huyết không đúng cách

  • Một trong những nguyên nhân dễ khiến người bệnh gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường là không thực hiện đúng các thao tác đo đường huyết. Điều này rất dễ khiến cho kết quả thu được bị sai lệch ảnh hưởng đến việc dùng thuốc cũng như chế độ sinh hoạt, luyện tập của bệnh nhân.

  • Bạn nên đo luân phiên các đầu ngón tay chứ không tập trung chủ yếu trên cùng một ngón. Lưu ý tránh tình trạng nắn bóp mạnh đầu ngón tay để lấy máu hoặc lấy máu khi đang cảm thấy đau nhức ở ngón tay.
    ⛔ Dinh dưỡng trong các bữa ăn chưa thực sự hợp lý

  • Vấn đề dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình điều trị. Bởi lẽ, mọi thực phẩm bạn tiêu thụ đều có thể làm thay đổi mức đường huyết. Chính vì điều này mà nhiều người mang tâm lý lo sợ, đâm ra kiêng khem quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Thậm chí có người còn cắt giảm tinh bột, kiêng ăn đường, trái cây hoặc không sử dụng chất béo vì sợ tăng cân mà quên mất rằng bữa ăn của người bị đái tháo đường vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố bao gồm: đường, đạm, béo, chất xơ. Để an tâm, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp nhằm ước lượng được khẩu phần ăn, cũng như cách lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với thể trạng của mình.
    ⛔ Lười vận động do sợ hạ đường huyết

  • Việc lười vận động và chế độ ăn quá nhiều năng lượng là hai trong những yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Trong khi đó, nếu người bệnh có kế hoạch tập luyện thích hợp sẽ giúp duy trì cân nặng ổn định, đồng thời cải thiện hiệu quả sử dụng insulin của cơ thể.

  • Đặc biệt hơn nữa là tập thể dục sẽ giúp cơ thể trở nên dẻo dai và mang lại tinh thần sảng khoái. Điều này rất có ích trong quá trình điều trị bệnh. Với người mới bắt đầu, bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như đi bộ, yoga. Cần chú ý không vận động đột ngột vì rất dễ khiến bạn có nguy cơ hạ đường huyết quá mức.
    ⛔ Những sai lầm trong việc dùng thuốc

  • Không dùng thuốc, tự ý ngưng thuốc hoặc gia tăng liều lượng… là những sai lầm nghiêm trọng dễ dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường.

  • Để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Đồng thời kết hợp cùng việc luyện tập và dinh dưỡng để việc kiểm soát đường huyết đạt hiệu quả tối ưu.

Nguồn: tổng hợp

Nếu các bạn cần tư vấn thực đơn phù hợp với cơ thể xin vui lòng liên hệ đến fanpage ROLIE Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời: https://www.facebook.com/rolievietnam

Chúc tất cả các bạn sức khoẻ, bình an, hạnh phúc !