TIỂU ĐƯỜNG VÀ BỆNH LAO
Mọi người có biết Tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh lao 𝗴𝗮̂́𝗽 𝟯 𝗹𝗮̂̀𝗻 so với người bình thường không? Và bệnh lao có thể khởi phát bệnh Tiểu đường, làm trầm trọng việc kiểm soát đường huyết.
Vậy bệnh lao là bệnh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!!!
Thứ 𝗜: Bệnh lao là gì?
Bệnh lao do một loại vi khuẩn có tên 𝗠𝘆𝗰𝗼𝗯𝗮𝗰𝘁𝗲𝗿𝗶𝘂𝗺 𝘁𝘂𝗯𝗲𝗿𝗰𝘂𝗹𝗼𝘀𝗶𝘀 gây ra. Vi khuẩn thường tấn công phổi và có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cơ thể tạo nên 2 tình trạng nhiễm lao tiềm ẩn và bệnh lao.
Thứ 𝗜𝗜: Bệnh lao lây lan như thế nào?
Vi khuẩn lao lan truyền trong 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗶́, khi người mắc bệnh lao phổi ho, nói, hát, hắt hơi… Những người ở gần đó hít phải những vi khuẩn này và bị nhiễm bệnh.
Thứ 𝗜𝗜𝗜: Đã có vacxin phòng bệnh lao chưa?
𝗕𝗖𝗚 - Vacxin phòng bệnh lao. Tại Việt Nam, BCG được tiêm cho trẻ sơ sinh và để lại sẹo ở chỗ tiêm. Tiêm BCG không phòng lao 100%, tuy nhiên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu mắc bệnh triệu chứng sẽ nhẹ hơn.
Thứ 𝗜𝗩: Làm gì nếu bạn tiếp xúc (hít phải chất tiết) của người mắc bệnh lao?
Hãy liên hệ bác sĩ hoặc cơ sở y tế địa phương để được làm các xét nghiệm ngay nhé
Thứ 𝗩: Dấu hiệu và triệu chứng khi mắc bệnh lao?
Phụ thuộc vào vị trí vi khuẩn lao đang phát triển trong cơ thể, thường phát triển trong phổi gây ra các triệu chứng:
- Ho dữ dội kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn.
- Đau ngực.
- Ho ra máu hoặc đờm.
Các triệu chứng khác: Yếu hoặc mệt mỏi; Giảm cân; Không thèm ăn; Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi vào ban đêm.
Trên đây là một vài đặc điểm của bệnh lao, mọi người hãy nhớ luôn giữ gìn sức khỏe thật tốt cũng như đi khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân 1 cách tốt nhất nhé
NGUỒN
* Basic TB Facts https://www.cdc.gov/tb/topic/basics/default.htm
Nếu các bạn cần tư vấn thực đơn phù hợp với cơ thể xin vui lòng liên hệ đến fanpage ROLIE Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời: https://www.facebook.com/rolievietnam
Chúc tất cả các bạn sức khoẻ, bình an, hạnh phúc !